Bộ Nguồn Thủy Lực – Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Cho Các Ngành Công Nghiệp

Bộ nguồn thủy lực là thành phần không thể thiếu trong các cơ sở sản xuất, dây chuyền nhà máy, doanh nghiệp. Vậy bộ nguồn thủy lực là gì, cấu tạo và nguyên lý hoạt động ra sao? Hãy cùng Geximco tìm hiểu chi tiết hơn!

Cấu tạo bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực hay là thiết bị có chức năng đẩy dòng chất lỏng không nén được lên các sơ cấu cơ khí để thục hiện chuyển động mong muốn như xylanh, motor dầu…. Một bộ nguồn thủy lực cơ bản bao gồm những phần chính sau: thùng chứa dầu, động cơ điện, bơm thủy lực, van thủy lực.

Thùng dầu thủy lực là bộ phận dùng để chứa chát lỏng thủy lực. Thành phần này thường được tính toán kích thước dựa trên thể tích của xylanh thủy lực cần sử dụng, lưu lượng của bơm thủy lực dùng cho bộ đó để đảm bảo đủ thế tích dầu cần thiết trong khi hoạt động.

Thùng dầu
Thùng dầu thủy lực

Động cơ điện là thành phần chuyển hóa điện năng thành cơ năng quay bơm thủy lực. Động cơ điện cso nhiều loại phân theo điện áp có những loại cơ bàn bao gồm 12VDC, 24VDC, 220VAC, 380VAC, phân theo kiểu dáng thì có kiểu chân đế hoặc mặt bích hoặc bao gồm cả chân đề và mặt bích. Công suất của động cơ điện quyết định trực tiếp tới công suất của hệ thống thủy lực. Vì vậy cần chọn lựa cho hợp lý.

Bơm thủy lực là trái tim của một bộ nguồn thủy lực. Nó thực hiện hút dầu thủy lực từ trong thùng chứa dầu, để đưa đến các cơ cấu chấp hành thông qua hệ thống ống dẫn dầu. Bơm thủy lực gồm có ba loại chính là bơm bánh răng, bơm cánh gạt và bơm piston. Những thông số cần lưu ý của bơm thủy lưc là: lưu lượng của bơm, áp suất và nhiệt độ làm việc.

Bơm thủy lực
Bơm thủy lực bánh răng

Van thủy lực thì có những loại cơ bản thông dụng như van an toàn, van điều khiển, van một chiều, van điều chỉnh lưu lượng. Ngoài những van trên còn có van cân bằng áp suất, van chia lưu lượng, van chống lún, van cảm biến áp suất… ít thông dụng hơn. Van thủy lực tùy theo lưu lượng của bơm sẽ được phân chia thành các loại size 1,3,4,6,10 để phù hợp với tốc độ dòng chảy của dầu thủy lực.

Ngoài những thành phần chính trên, bộ nguồn thủy lực còn có những phụ kiện khác như lọc hút, hổi dầu, ống dẫn dầu, đồng hồ đo áp và hệ thống làm mát dầu. Hệ thống làm mát dầu có 2 loại đó là làm mát bằng nước, và làm mát bằng quạt gió. Thiết bị này có chức năng làm mát dòng dầu hồi về trước khi được đưa trở lại vào thùng dầu. Vì các hệ thống thủy lực hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ làm dầu bị nóng, dẫn đến tình trạng loãng dầu, làm giảm công suất của hệ thống. Dầu nóng cũng sẽ ảnh hưởng tới độ bền của các thiết bị khác trong hệ thống.

Nguyên lý hoạt động của một bộ nguồn thủy lực

Quy trình vận hành một bộ nguồn thủy lực diễn ra như sau: Đầu tiên cấp nguồn điện cho động cơ điện hoạt động. Động cơ điện quay sẽ làm quay bơm thủy lực để hút dầu từ thùng lên hệ thống van. Kích hoạt hệ thống van bằng điện (đối với van điện) hoặt bằng cơ (đối với van cơ) để điều phối dầu thủy lực đến các cơ cấu chấp hành theo mong muốn. Qua trình bơm dầu lên liên tục sẽ tạo ra áp suất cho hệ thống, áp suất được khống chế ở mức cố định bằng van chỉnh áp (hay van an toàn) và được quan sát thông qua đồng hồ đo áp.

Cấu tạo bộ nguồn thuỷ lực máy xây dựng
Cấu tạo bộ nguồn thuỷ lực máy xây dựng

Trên đây là một số thông tin cơ bản về một bộ nguồn thủy lực. Để biết thêm thông tin cụ thể cho từng loại bộ nguồn thủy lực theo mục đích sử dụng. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây. Các bạn sẽ dược tư vấn cụ thể và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho vấn đề của mình.

Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội

Địa chỉ: Số 10 đường Huỳnh Thúc Kháng, Phường Yết Kiêu, Quận Hà Đông, Hà Nội.

Mã số thuế: 0104919302

Hotline: 0945906818

5/5 - (2 bình chọn)
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Bộ Nguồn Thủy Lực – Giải Pháp Nâng Cao Năng Suất Cho Các Ngành Công Nghiệp
Loading
/

Hotline 24/7