Tất Tần Tật Về Bộ Nguồn Thủy Lực Cho Những Ai Chưa Biết (Phần 2)

Trong phần 1, Geximco đã cùng các bạn tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo và phân loại của bộ nguồn thủy lực. Ở phần tiếp theo này, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá cách thức, nguyên lý hoạt động và ứng dụng của nó.

Vai trò và cách thức hoạt động của bộ nguồn thủy lực

Một hệ thống thủy lực sử dụng chất lỏng để chuyển năng lượng từ một nguồn khác. Sau đó tạo chuyển động quay, chuyển động tuyến tính, hoặc truyền năng lượng. Bộ nguồn thủy lực sẽ cung cấp năng lượng cần thiết cho quá trình truyền chất lỏng này. Nói cách khác, vai trò của bộ nguồn này là cung cấp năng lượng cho hệ thống máy móc hoặc một máy móc nào đó mà nó được kết nối thông qua một van điều khiển.

Cách thức hoạt động của bộ nguồn thủy lực

Không giống như các máy bơm thông thường, các bộ nguồn thủy lực sử dụng mạng lưới điều áp nhiều tầng để di chuyển chất lỏng và chúng thường kết hợp với các thiết bị kiểm soát nhiệt độ. Các đặc tính cơ học và thông số kỹ thuật của bộ nguồn thủy lực quyết định loại dự án mà nó có thể hoạt động hiệu quả.

Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu suất của bộ nguồn thủy lực là giới hạn áp suất, công suất nguồn và thể tích bình chứa. Ngoài ra, các đặc điểm vật lý của nó, bao gồm kích thước, nguồn cung cấp điện và cường độ bơm cũng là những điều cần chú ý.

Nguyên lý hoạt động của bộ nguồn thủy lực

Khi  bộ nguồn thủy lực bắt đầu hoạt động, bơm thủy lực, hút dầu từ thùng chứa dầu, đưa dầu đi qua van 1 chiều và van an toàn, tới hệ thống van điều khiển. Tại đây, dầu được điều phối đến các cơ cấu chấp hành như xylanh thủy lực. khi xylanh chạy đến hết hành trình hoặc đến một mức áp lực nhất định, van an toàn sẽ làm nhiệm vụ giữ nguyên mức áp đó, và dầu được bơm lên sẽ được đưa trở về thùng chứa dầu, để đảm bảo an toàn cho hệ thống. khi muốn xylanh trở về thì sẽ sử dụng van điều khiển để đưa xylanh trở về.

Ứng dụng của bộ nguồn thủy lực

Công nghệ thủy lực được sử dụng rộng rãi trong nhiều ứng dụng nâng hạ trong nhiều ngành công nghiệp. Chúng bao gồm: Xe tải, khai thác mỏ, xây dựng đường bộ, nông nghiệp, ô tô và hàng không và trong các hoạt động sản xuất công nghiệp khác.

Bằng cách tác dụng một lực nhỏ, hệ thống thủy lực có thể tạo ra áp suất hơn 600Bar. Điều này giúp nâng tải nặng và thực hiện các công việc nặng nhọc một cách dễ dàng với chi phí phải chăng.

Một ví dụ để các bạn dễ hiểu về ứng dụng của bộ nguồn thủy lực: trên một địa điểm xây dựng, bạn sẽ thấy các máy móc như máy ủi và máy xúc, hoạt động xúc, ủi của chúng đều cần sử dụng đến bộ nguồn này. Hay một thợ máy sửa chữa, bảo dưỡng ôtô cũng cần có bộ trợ lực thủy lực để nâng – hạ ô tô khi làm việc.

Bàn nâng sử dụng bộ nguồn thủy lực

Nhiều người sẽ bỏ qua sự cần thiết của hệ thống thủy lực, nhưng chúng thực sự rất quan trọng để đảm bảo xã hội của chúng ta hoạt động hiệu quả.

Bộ nguồn thủy lực cần được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo chúng hoạt động tốt, an toàn và giúp kéo dài tuổi thọ. Việc bảo trì bộ nguồn tương đối đơn giản. Các bạn chỉ cần kiểm tra các đường ống dẫn dầu, chú ý vết lõm hoặc vết nứt trên các bộ phận của bộ nguồn. Điều quan trọng nữa là phải thường xuyên thay đổi dầu thủy lực và xem xét bình chứa để kiểm tra xem nó có bị ăn mòn hoặc rỉ sét hay không.

Như vậy, trải qua hai phần 1 và 2 về tất tần tật về bộ nguồn thủy lực cho những ai chưa biết, chắc rằng quý vị đã có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn về thiết bị này. Để được tư vấn các loại bộ nguồn phù hợp với nhu cầu sử dụng như: bộ nguồn thủy lực mini, trạm nguồn thủy lực, bộ nguồn thủy lực 2 chiều, bộ nguồn thủy lực áp lực cao…hãy liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá post
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Tất Tần Tật Về Bộ Nguồn Thủy Lực Cho Những Ai Chưa Biết (Phần 2)
Loading
/

Hotline 24/7