Các loại xilanh thủy lực thông dụng hiện nay

Trong thực tế nguyên lý hoạt động của một xilanh thủy lực lại vô cùng đơn giản, tuy nhiên bạn đã hiểu rõ về nguyên lý này chưa? Và các loại xilanh thủy lực thông dụng hiện nay gồm những loại nào? Hãy cùng Geximco đi vào tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Nguyên lý hoạt động của một xilanh thủy lực hoàn chỉnh

Đối với động cơ chỉ có 1 xilanh

Nếu hệ thống động cơ chỉ có 1 xilanh thủy lực duy nhất, thì nó có nguyên lý làm việc dựa trên nguyên lý rất đơn giản đó là: Dầu thủy lực sẽ được bơm hút lên từ thùng chứa dầu, sau đó dầu sẽ được đi qua các van phân phối và đến cửa dầu vào. Lượng dầu chứa bên trong xilanh thủy lực sẽ tăng dần lên, từ đó tạo ra áp suất lớn giúp đẩy piston ra bên ngoài.

Xi lanh có vai trò chuyển áp suất của dầu thành năng lượng động năng, giúp con người ứng dụng năng lượng này vào các công việc liên quan đến ép, nén, nâng,… 

Xy lanh thủy lực

Đối với động cơ có 2 xilanh trở lên

Nếu hệ thống động cơ có từ 2 xilanh trở lên thì nguyên lý hoạt động của nó cũng có phần phức tạp hơn động cơ chỉ có duy nhất 1 xilanh. 

Hai piston của 2 xilanh khác nhau sẽ được kết nối lại thông qua 1 đường ống dẫn dầu thủy lực. Dầu thủy lực sẽ được bơm đều vào bên trong 2 ống xilanh. Khi tác động một lực lên piston của xilanh thứ nhất, lực sẽ được truyền qua piston của xilanh thứ hai thông qua dầu thủy lực. lực tạo ra từ piston thứ 2 rất lớn nên sẽ được truyền ra bên ngoài. 

Tốc độ làm việc của xilanh có thể được điều chỉnh thông qua thay đổi lưu lượng dòng dầu và con người hoàn toàn có thể thay đổi toàn bộ hệ thống thông qua việc thay đổi kích thước của xi lanh và ty. 

Các loại xilanh thông dụng hiện nay đang có trên thị trường

Hiện nay, trên thị trường tồn tại đến hàng trăm loại xilanh thủy lực khác nhau. Tuy nhiên, chúng đều được phân loại thành 3 nhóm chính dựa vào: chiều tác động, kiểu hàn hoặc ghép, xếp cán. 

Theo chiều tác động lực

Nếu như chúng ta phân loại xilanh thủy lực theo các chiều tác động lực thì sẽ có 2 loại chính đó là:

Xi lanh thủy lực 1 chiều

Xilanh thủy lực 1 chiều có khả năng tạo được lực tác động ở duy nhất một phía. Nếu quan sát bằng mắt thường, bạn có thể dễ dàng quan sát được có 1 lỗ cấp dầu nằm trên thân của xilanh. 

Người ta thường chia ben dầu 1 chiều thành 2 loại khác nhau đó là: Ben tự hồi về vị trí nhờ vào lò xo và ben tự hồi về vị trí nhờ vào lực tác động.

Xi lanh thủy lực 2 chiều

Sự khác biệt giữa xilanh thủy lực 1 chiều và xilanh thủy lực 2 chiều là: xilanh thủy lực 2 chiều sẽ có 2 lỗ cấp dầu cho xinh lanh. Nó có thể tạo được lực ở cả 2 phía khi piston tiến và lùi. 

So với xilanh 1 chiều, xilanh thủy lực 2 chiều được sử dụng rộng rãi hơn. Muốn điều khiển loại xilanh thủy lực này, bạn cần phải có một hệ thống van phân phối đảo chiều điện tử. 3

Theo kiểu hàn hoặc ghép

Kết cấu hàn

Với những công việc yêu cầu tải trọng khủng thì chúng ta cũng cần sử dụng các xilanh thủy lực với kết cấu hàn để giúp xilanh không bị cong hay móp méo trong quá trình làm việc, tăng tăng độ cứng cáp và vững chắc nếu gặp tải trong lớn. 

Ghép gu rông

Đặc điểm chính của loại xilanh thủy lực này là có 4 thanh gu rông làm bằng thép để lắp ghép và giữ cố định, đồng thời chúng còn giúp thiết bị có thể khóa ren giữa các bộ phận. 

Các thanh gu rông sẽ có thể được tháo rời hoặc lắp ráp một cách nhanh chóng. Vì vậy, chúng được dùng rất phổ biến trong các dây chuyền sản xuất công nghiệp.

Theo kiểu xếp cán

Cán đơn

Xilanh thủy lực loại cán đơn là loại hay được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đặc điểm của loại xilanh thủy lực này là có một đoạn cán được gắn chặt với piston và sẽ được chuyển động cùng nó. Nên khi chuyển động sẽ luôn có độ dài nhỏ hơn kích thước của xilanh. 

Tuy nhiên, hành trình của xilanh thủy lực này sẽ bị giới hạn bởi độ dài của ben sau khi đã trừ đi chiều dài của những đoạn lắp ghép và độ dài của piston.

Các loại ben thủy lực cán đơn gồm có: 

  • Xi lanh có cán ở cả 2 phía của piston: 1 đầu sẽ được thò ra khi hoạt động và đầu còn lại sẽ bị thụt vào trong vỏ.
  • Xi lanh cán đơn có cán thò ra ở 1 phía. 

Nhiều tầng

Loại xi lanh này sẽ có từ 2 đến 6 tầng. Cấu tạo của chúng thường khá đặc biệt vì có một lớp vỏ xilanh chứa nhiều ống được xếp lồng vào nhau. 

Ưu điểm của loại xilanh nhiều tầng là có độ dài đạt được sau khi duỗi sẽ dài hơn rất nhiều so với kích thước ban đầu của chúng. Do vậy, khi lắp đặt loại xilanh này sẽ tiết kiệm được rất nhiều diện tích và chúng còn rất nhỏ gọn. 

Xilanh thủy lực 2 tầng sẽ có 2 đoạn ống được xếp lồng vào nhau, tượng tự vậy xilanh thủy lực 3 tầng trở lên cũng sẽ có nhiều đoạn ống được xếp lồng vào nhưng giá cũng sẽ cao hơn rất nhiều so với loại xilanh thủy lực thông thường. 

2

Như vậy, chúng ta vừa tìm hiểu xong Nguyên lý hoạt động của xilanh thủy lực và một số loại xilanh thủy lực thông dụng được sử dụng rộng rãi hiện nay. Nếu bạn còn cần bất kỳ câu hỏi nào chưa được giải đáp hoặc cần Geximco hỗ trợ thì đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp ngay cho Geximco qua HOTLINE: 0969 24 75 75 nhé! 

5/5 - (1 bình chọn)
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Bộ Nguồn Thủy Lực Mini - Geximco.vn
Các loại xilanh thủy lực thông dụng hiện nay
Loading
/

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline 24/7